Phỏng vấn du học nên và không nên? Những điều bạn cần biết khi phỏng vấn đi du học, những câu hỏi bạn cần nên hỏi và những thắc mắc bạn cần phải trả lời.Hảy cùng tìm hiểu thêm nhiều thông tin qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Phỏng vấn du học nên và không nên?
Dù bạn lựa chọn du học tại quốc gia nào đi chăng nữa, bạn bắt buộc phải vượt vòng phỏng vấn trực tiếp với Đại diện Đại sứ quán nước bản địa. Tùy quốc gia mà kết quả phỏng vấn sẽ được thông tin trực tiếp ngay tại bàn (Mỹ), hoặc phải chờ đợi vài tuần đến khoảng một tháng (Nhật Bản, Hàn Quốc,…).

Nội dung câu hỏi phỏng vấn rất đa dạng, dựa trên hồ sơ xin Visa của bạn, mục đích xuất ngoại, và những điểm cần làm rõ. Vì vậy, không thể xây dựng một hướng dẫn trả lời phỏng vấn du học chuẩn xác, toàn diện cho tất cả các thí sinh. Nhìn chung, các câu hỏi sẽ tập trung “xoáy sâu” vào hai chủ đề chính, bạn nên chuẩn bị trước một số câu trả lời liên quan:
- What is your intent on studying in the US? – Dự định học tập tại Mỹ của bạn là gì?
- Can you afford your stay in the US? – Bạn có đủ khả năng ở lại Mỹ không?
>>>Xem thêm :Vai trò của du học đối với sinh viên và đất nước
Phỏng vấn du học nên và không nên? Để tạo ấn tượng tốt cho người phỏng vấn
Bạn nên ăn mặc lịch sự, tối giản nhất mọi phụ kiện, và trang điểm nhẹ nhàng, để dễ dàng đối chiếu với ảnh trên hồ sơ. Khi trả lời các câu hỏi, hãy dành một chút thời gian ghi nhớ và suy nghĩ, trả lời mạch lạc, rõ ràng; tránh ậm ừ với những từ “like” hay “um”.
Nhưng cũng đừng vì thế mà trở nên quá lo lắng hay tự ti về phát âm và sự trôi chảy trong diễn đạt tiếng Anh của mình. Với một quốc gia tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ như Việt Nam, điều mà ban giám khảo trông chờ ở ứng viên là khả năng sử dụng ngôn ngữ đủ để bạn học tập và sinh sống tại quốc gia đó.
Hướng dẫn trả lời phỏng vấn du học – Những câu hỏi thường gặp
Dưới đây là gợi ý trả lời phỏng vấn du học với những câu hỏi thường gặp, được chúng tôi chọn lọc và tổng hợp dựa trên kinh nghiệm trả lời phỏng vấn du học bằng tiếng Anh đã thành công. Quốc gia được lựa chọn trong ví dụ là Mỹ:
- What do you know about American universities? – Bạn biết gì về các trường Đại học Mỹ? – Giám khảo muốn biết lý do tại sao bạn chọn học Đại học tại Mỹ, những kiến thức hiểu biết của bạn về nền giáo dục này. Làm nổi bật những nét đặc trưng của giáo dục Đại học Mỹ sẽ là một câu trả lời được đánh giá cao.
→ Gợi ý câu trả lời: As my research, American Universities focus primarily on the practice of the taught knowledge at their institutes, providing students with numerous research opportunities and building skills. Alumni studied in America recommends that programs in American Universities are the commendable structure with equal importance on theoretical knowledge along with strong practical skills. American universities are also well known for their quality of education and research opportunities.
NÊN: Thể hiện sự nhiệt huyết trong buổi phỏng vấn
Có một từ sẽ xuất hiện rất nhiều lần trong khi trò chuyện với đại diện trường: Nhiệt huyết. “Sự nhiệt tình là yếu tố sẽ làm bạn nổi bật”, Zwitsersloot nói. Nhóm nghiên cứu của Johns Hopkins cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến này khi nhớ lại một gương mặt gây ấn tượng trong buổi phỏng vấn – cô sinh viên khảo cổ học được mô tả là người “truyền cảm hứng”. Năng nổ trong lớp học cộng với việc chủ động xin gặp giáo sư để thảo luận về bài giảng, chính cách mà niềm đam mê và động lực thúc đẩy cô ấy học không thể lẫn vào đâu được.
NÊN: Cho thấy tài suy luận của bạn
Phỏng vấn du học nên và không nên? Ở Oxford, quá trình phỏng vấn không diễn ra như bình thường. Các câu hỏi rất hóc búa được thiết kế để kiểm tra khả năng suy nghĩ và ứng phó của sinh viên, hơn là chỉ để bạn đưa ra những câu trả lời thông thường, Nicholson nói.

“Chúng tôi rất ấn tượng với quá trình suy luận, khi những tài năng trẻ có thể diễn giải được tại sao họ nghĩ những gì họ đang nghĩ. Sinh viên các ngành nhân văn, khoa học xã hội, và y khoa được kỳ vọng hơn cả để biểu diễn sự linh hoạt của mình; đưa ra các câu trả lời cho một câu hỏi hóc búa mà không bao giờ bạn nghĩ mình bị hỏi đến”.
>>>Xem thêm: Khám sức khỏe du học canada những điều bạn cần nên biết
NÊN: Làm “bài tập về nhà”
Tiến sĩ Zwitsersloot cho hay, mình thường xuyên gặp tình trạng ứng viên đến phỏng vấn mà không hiểu rõ chương trình đăng ký, thậm chí chưa từng nghiên cứu qua thông tin trên website trường. “Sẽ tốt hơn nếu bạn chủ động, chuẩn bị sẵn “bài tập về nhà” và có một vài câu hỏi cho ban tuyển sinh. Ít nhất chúng tôi cũng biết được bạn thực sự muốn theo học”.
Một tình huống tệ hơn xảy ra với nhóm phỏng vấn ở Johns Hopkins: “Một trong những buổi phỏng vấn tồi nhất tôi từng trải qua là với một sinh viên không biết rõ tên của trường, và cũng chẳng biết trường đang dạy các ngành nào. Sau nửa tiếng đồng hồ, tôi phải giải thích với cô ấy rằng tên trường là ‘Johns’ không phải ‘John Hopkins’, và không có ngành dược hệ dự bị được giảng dạy tại đây.
KHÔNG NÊN: Để mọi thành tích trong CV của bạn làm mọi việc
Quá phụ thuộc vào chứng chỉ và thành tích không giúp bạn thắng cuộc chiến này. Đã từng có ứng viên mang đến một danh sách dài những gì mình đạt được trong quá khứ, kể cả việc được lựa chọn làm thủ lĩnh ở lớp mẫu giáo. “Cả buổi phỏng vấn biến thành bài diễn văn của sinh viên đó, thậm chí tôi không có chỗ để hỏi một câu hỏi nào. Trong khi điều ban tuyển sinh kỳ vọng không phải lặp lại những gì được viết trong đơn tuyển sinh, mà chính tính cách bên trong con người ấy.
Và cuối cùng KHÔNG NÊN: Cho rằng bạn đã thất bại
Buổi phỏng vấn có thể rất khó, không ai phủ nhận điều đó. Nhưng bạn không nên cho rằng mình đã bị loại ngay khi bước chân ra khỏi phòng. “Tôi đã chứng kiến những buổi phỏng vấn mà ứng viên phải mất 15 phút để bắt đầu nói. Nhưng mọi thứ thật sự khác biệt hoàn toàn vào 5 hay 10 phút cuối. Đó mới là điều những người phỏng vấn nhớ nhất” Nicholson giải thích.
Chuẩn bị những lý do đầy đủ và cụ thể
![CHIA SẺ] Những điều kiện và lợi ích du học Mỹ](https://dangkyduhoc.vn/wp-content/uploads/2021/04/dieu-kien-du-hoc-my-can-co-gi-dulichhoanmy_com1.jpg)
Phỏng vấn du học nên và không nên? Khi được hỏi trong buổi phỏng vấn visa du học Mỹ về lí do “ bạn qua Mỹ để làm gì?”, đừng chỉ đáp lại một câu ngắn gọn rằng, bạn “qua Mỹ để du học”. Đây là câu trả lời đúng, tuy nhiên thiếu sự cụ thể. Đừng để người phỏng vấn hỏi sâu về lý do mà hãy tự chủ động trình bày đầy đủ về dự định của bạn trong tương lai. Một câu trả lời sẽ ăn điểm sẽ là “Tôi qua Mỹ để học ngành ABC, vì tôi có một niềm đam mê từ ngành ABC ở VN, tôi đã tìm hiểu và học về ngành này, sắp tới qua Mỹ tôi muốn tiếp tục được học ngành ABC”.
Qua bài viết trên đã cho các bạn biết về phỏng vấn du học nên và không nên? Những thông tin bạn cần nên lưu ý, Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bạn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết của dangkyduhoc.vn nhé.
>>Xem thêm :Tìm hiểu tất tần tật về du học Đài Loan
Mỹ Phượng-tổng hợp
Tham khảo ( hotcourses, indec, … )
Discussion about this post