Tổ chức sự kiện trong những năm gần đây đang có một tốc độ phát triển cực kỳ nhanh tuy nhiên đây vẫn là một ngành nghề mới mẻ. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Mục lục
Tổ chức sự kiện là ngành gì?
Sự kiện là các hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: giải trí, kinh doanh, thương mại, văn hóa, thể thao thông qua hình thức hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ, tiệc tùng,.. Mỗi buổi lễ tổ chức sự kiện đều mang một thông điệp đến khách hàng, công chúng về sự kiện, sản phẩm.
Sự kiện diễn ra thành công giúp vị thế hình ảnh của doanh nghiệp được nâng cao vị thế. Và ngược lại, nếu sự kiện không thành công sẽ là một trở ngại lớn dành cho doanh nghiệp trong thời gian sau. Do đó, quản lý tổ chức sự kiện đã ra đời trở thành một trong những thành phần bắt buộc của bất cứ sự kiện nào. Người quản lý sự kiện cần phải am hiểu về sự kiện sắp tổ chức về các yếu tố như: kịch bản, kế hoạch, hạng mục và có khả năng phản ứng trước mọi rủi ro của sự kiện.
Xem thêm Những kỹ năng cần thiết khi du học giúp bạn tự tin, vững chắc hơn
Ngành tổ chức sự kiện học những gì?
Hiện nay, tổ chức sự kiện là một bộ môn chuyên ngành của các ngành đào tạo như Quan hệ công chúng – Truyền thông, Báo chí, Quản trị sự kiện, Tổ chức sự kiện văn hoá… Thông qua các kiến thức cơ sở ngành, những kiến thức nền tảng về tổ chức sự kiện, người học sẽ có cái nhìn thực tế hơn về nghề nghiệp mà mình theo đuổi.
Bên cạnh việc học lý thuyết chính quy tại các trường đại học hay cao đẳng, việc học thêm về marketing, quản trị kinh doanh, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức… cũng rất cần thiết cho nghề nghiệp sau này. Hơn thế nữa, tổ chức sự kiện là một lĩnh vực cần có sự am hiểu sâu nên những người làm việc trong ngành nghề này luôn cần phải hội tụ đủ 2 yếu tố: kiến thức chuyên sâu và kiến thức về truyền thông, sáng tạo, marketing
Để làm tốt trong ngành Quản trị sự kiện cần kỹ năng gì?
Event manager là người lên kế hoạch và thực thi sự kiện, có trách nhiêm chăm lo sáng tạo, kỹ thuật, hậu cần bao gồm thiết kế, marketing, truyền thông, nghe nhìn, viết kịch bản, lập ngân sách, đàm phát và dịch vụ khách hàng.
Người tổ chức sự kiện phải là người tỉ mỉ, chu đáo, biết chăm chút tiểu tiết, giỏi điều phối, dự báo và đôi khi cần phải có tinh thần thép để xử lý những sự cố ngoài ý muốn.
Người tổ chức sự kiện cần có những kỹ năng:
Kỹ năng sáng tạo
Kỹ năng viết kịch bản
Kỹ năng viết proposal
Kỹ năng lên checklist
Kỹ năng làm việc với nhà cung cấp
Kỹ năng quản lý tài chính
Kỹ năng triển khai và giám sát thực hiện
Kỹ năng hoạch định và quản lý rủi ro
Các ngành tổ chức sự kiện
Các vị trí công việc trong ngành tổ chức sự kiện:
Đạo diễn sự kiện
Đạo diễn sự kiện là người đứng sau toàn bộ tất cả các hoạt động để tạo nên một chương trình sự kiện. Họ là người đưa ra quyết định sau cùng và phải đảm bảo tính chính xác nhất trong quá trình làm sự kiện.
Đạo diễn sự kiện thường phải thực hiện khối lượng công việc đồ sộ, để hoàn thành tốt công việc đòi hỏi người đạo diễn cần có kiến thức rộng về nhiều mặt. Cần phải trau dồi kỹ năng tốt trong việc quản lí dự án lớn. Đồng thời đạo diễn phải biết quản lý, phân công nhân sự hiệu quả.
Đạo diễn đóng vai trò đầu mối giao tiếp giữa nội bộ cũng như với các đối tác, báo chí,… Trọng trách nặng nhất chính là người phải chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo sự kiện diễn ra đúng kịch bản.
Điều phối viên sự kiện
Điều phối viên sự kiện có nhiệm vụ gần giống với một đạo diễn. Họ có nhiệm vụ sắp xếp, vận hành các công việc để sự kiện được diễn ra một cách suôn sẻ, đúng quy trình và đạt được kết quả mỹ mãn nhất.
Người điều phối sự kiện luôn theo dõi sát sao các nhân viên của mình trong quá trình làm việc, đảm bảo mọi việc đều đang được tiến hành theo kế hoạch đã đề ra.
Nhiệm vụ của các điều phối viên là thực hiện kiểm soát và duy trì nguồn ngân sách làm sao để không xảy ra tình trạng thiếu hụt chi phí.
Xem thêm 7 Cách tiết kiệm chi phí du học Úc hữu ích dành cho du học sinh
Nhân viên kinh doanh sự kiện
Tổ chức sự kiện Sale event là người tư vấn cho khách hàng những hạng mục sản phẩm trong tổ chức sự kiện. Công việc này đòi hỏi người làm phải thật sự khéo léo, biết cách giao tiếp để có thể thuyết phục được khách hàng sử dụng dịch vụ của mìn. Đặc biệt sale phải hiểu rõ về sản phẩm cũng như trau dồi vốn kiến thức của mình để có thể hoàn thành công việc hiệu quả. Ngoài ra mối quan hệ và kinh nghiệm cá nhân cũng là yếu tố để sale sự kiện có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh chính là tìm kiếm và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty. Nhằm mục đích mang lại lợi nhuận và đáp ứng được đầy đủ doanh số của sản phẩm chương trình đó.
Nhân sự hỗ trợ sự kiện
Người đảm nhiệm vị trí này sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ MC, setup chương trình, trang trí phòng tiệc, bê đồ, dọn dẹp sau khi chương trình kết thúc. Vị trí này thích hợp với các sinh viên thực tập, có cơ hội được tập trung và tiếp xúc với môi trường tổ chức sự kiện.
Thiết kế
Thiết kế 2D: Chịu trách nhiệm sáng tạo, thiết kế xây dựng nền backdrop, thư mời điện tử, photobooth, quà tặng, card, portfolio, hồ sơ năng lực hỗ trợ đấu thầu sự kiện, banner, standee… hỗ trợ cho tổ chức sự kiện.
Thiết kế 3D: Xây dựng hình sân khấu 3D, Người thiết kế đồ họa 3D, đóng vai trò quyết định trong việc chốt sale, nhận dự án.
Mức thu nhập sẽ từ khoảng: 8 triệu đến 20 triệu tùy thuộc vào khả năng và trình độ làm việc của bạn.
Xem thêm Top 9 quốc gia đáng để du học nhất thế giới cho du học sinh
Content Writer
Người làm content sự kiện sẽ chịu trách nhiệm sáng tạo về nội dung phù hợp nhất để thu hút, đáp ứng được yêu cầu của họ, đồng thời đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Tổ chức sự kiện sau khi bài viết được phê duyệt sẽ được lập kế hoạch, chỉnh sửa và xuất bản nội dung cho website. Nó có thể là một bài đăng blog, kịch bản video, trang bán hàng bất cứ thứ gì được xuất bản trực tuyến. Ý tưởng càng sáng tạo, sức mạnh lan truyền sẽ rất lớn trong việc truyền thông với cộng đồng
Qua bài viết này Dangkyduhoc.vn đã cung cấp các thông tin về tổ chức sự kiện là gì? Ngành tổ chức sự kiện học những gì?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Mỹ Phượng – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( vieclamvui.com, www.hospitality.com.vn, … )